Các trường phái phân tích kỹ thuật trong Forex

by admin

Ngoài trường phái phân tích cơ bản và phân tích tâm lý thị trường, thì trường phái phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là phương pháp đã có nguồn gốc lâu đời với nhiều nghiên cứu của các huyền thoại trong thị trường tài chính. Bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin về phương pháp phân tích kỹ thuật và các trường phái phân tích kỹ thuật trong forex, hãy cùng chungkhoan-quocte.com tìm hiểu nhé.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa vào đồ thị, biểu đồ diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của một hàng hóa nhằm phân tích biến động cung –  cầu để đưa ra các quyết định giao dịch và giúp cho nhà đầu tư nhận biết thời điểm để vào lệnh, có thể buy hay sell một hàng hóa nào đó mà nhà đầu tư quan tâm.

Khác với phân tích cơ bản đòi hỏi phải có kiến thức bao quát và sự hiểu biết rộng, thì phân tích kỹ thuật thường được dùng ở các nhà đầu tư có xu hướng giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch tự do với các chỉ báo kỹ thuật có sẵn.

Lý do sử dụng phân tích kỹ thuật trong Forex

Lý do sử dụng phân tích kỹ thuật trong Forex

Các thông tin về thị trường đều được phản ánh trên biểu đồ, cũng như cách di chuyển của thị trường có sự lặp đi lặp lại. Do đó mà các nhà giao dịch thường ưa chuộng việc sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch.

Các nhà giao dịch thường sử dụng biểu đồ để tìm kiếm những thông tin đã được thể hiện trong quá khứ, qua đó nâng cao xác suất chiến thắng cho mỗi lệnh giao dịch.

Tham khảo:

Các trường phái phân tích kỹ thuật trong Forex

Về mặt học thuyết, trong lịch sử có 5 trường phái lớn của phân tích kỹ thuật được nghiên cứu và phát triển bởi 5 huyền thoại của thị trường tài chính, các trường phái này được đặt tên tương ứng với cha đẻ của chúng, lần lượt gồm:

  • Phương pháp Wyckoff
  • Lý thuyết Dow
  • Lý thuyết sóng Elliott
  • Lý thuyết Gann
  • Lý thuyết Merrill

Những huyền thoại này được người ta biết đến với cái tên “5 người khổng lồ của phân tích kỹ thuật”, bởi vì họ được coi là những người khai sinh ra phương pháp phân tích kỹ thuật trong Forex, và các chiến lược được sử dụng trong thực tế đa số đều dựa trên cơ sở lý thuyết của 5 trường phái này.

Phương pháp Wyckoff

Phương pháp Wyckoff

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp phân tích kỹ thuật đã đi vào huyền thoại trong thị trường Forex và thị trường chứng khoán. Phương pháp Wyckoff được công bố bởi Richard Demile Wyckoff (1873 – 1934).

Wyckoff từng sở hữu một công ty riêng khi mới 25 tuổi, ông cũng là một trong những người đóng vai trò nhà sáng lập của Tạp chí phố Wall, đồng thời là tác giả, biên tập viên của tạp chí này trong gần hai thập kỷ.

Wyckoff đã công bố một mô hình về cách vận động của giá được gọi là mô hình Wyckoff. Mô hình này thực chất là một phương pháp phân tích dựa trên các quy luật tuần hoàn của thị trường, giúp các nhà đầu tư tìm kiếm được những hàng hóa tiềm năng để giao dịch, sau đó phân tích biểu đồ dựa trên các quy luật cung cầu, luật nhân quả và quy luật nỗ lực – kết quả.

Không chỉ vậy, phương pháp này cũng chỉ ra rằng thị trường tuần hoàn theo 4 chu kỳ tích lũy – tăng trưởng – phân phối và suy thoái. Dựa vào 3 quy luật và 4 chu kỳ của phương pháp Wyckoff, các nhà giao dịch có thể lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng, cũng như xác định thời điểm thích hợp để thực hiện giao dịch.

Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow

Cha đẻ của lý thuyết Dow là Charles Henry Dow (1850 – 1902). Trước đó, ông là một nhà báo và là người đồng sáng lập nên tờ báo “The Wall Stress Journal”, hay còn gọi là “Tạp chí phố Wall”, đồng thời cũng là người phát minh ra chỉ số Dow Jones, chỉ số quan trọng hàng đầu trong thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngày nay. Ông là một nhà giao dịch theo phong cách cổ điển.

Lý thuyết Dow chủ yếu dựa vào 2 chỉ số gồm: Chỉ số công nghiệp Dow Jones và Chỉ số đường sắt Dow Jones (nay là Chỉ số vận tải), được ông biên soạn và đăng tải trên tờ báo Wall Street Journal. Ông cho rằng hai chỉ số này có thể phản ánh chính xác các điều kiện kinh doanh vì nó bao gồm hai phân khúc kinh tế chính: công nghiệp và đường sắt (vận tải). Dù đã có sự thay đổi trong suốt 100 năm qua, nhưng lý thuyết này vẫn được áp dụng và trở thành một trong những lý thuyết cơ bản nhất cho giao dịch ngoại hối và thị trường tài chính hiện đại.

Lý thuyết Dow hoạt động dựa trên giả thuyết thị trường hiệu quả EMH, có nghĩa là giá cả đã phản ánh tất cả mọi thứ bao gồm thông tin, lợi thế cạnh tranh, kết quả kinh doanh… và bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận các thông tin này.

Theo lý thuyết Dow, thị trường sẽ vận hành theo chu kỳ với ba giai đoạn, cũng là ba kiểu xu hướng: xu hướng chính kéo dài một năm trở lên, trong các xu hướng chính này sẽ chứa các xu hướng thứ cấp thường hoạt động ngược lại với xu hướng chính, kéo dài vài tháng (ví dụ như những đợt pullback), loại xu hướng thứ ba là các xu hướng nhỏ kéo dài trong vài tuần, thường là những biến động nhiễu không mang lại nhiều thông tin.

Việc sử dụng lý thuyết Dow thường phải kết hợp với khối lượng, các chỉ số và chỉ báo khác với mục tiêu cuối cùng là xác định xu hướng, hoặc tìm nơi xu hướng đảo chiều và đưa ra những quyết định giao dịch thuận theo xu hướng đó.

Lý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott được ra đời và phát triển bởi Ralph Nelson Elliott (1871 – 1948) vào những năm 1930. Elliott vốn là một kế toán viên chuyên nghiệp, nhưng ông buộc phải nghỉ hưu sớm vì bệnh tật. Sau đó, Elliott sử dụng khoảng thời gian nghỉ ngơi của mình để nghiên cứu các biểu đồ và phát triển phương pháp phân tích của riêng mình.

Vào khoảng năm 1935, khi ông đưa ra được một dự đoán kỳ lạ về mức đáy của thị trường chứng khoán và nó trở thành sự thật, lý thuyết sóng đã Elliott trở lên nổi tiếng. Từ đó, lý thuyết này trở thành yếu tố quan trọng giúp các nhà giao dịch phân tích thị trường.

Mỗi sóng có thể được chia thành nhiều phần, mỗi phần là một bản sao giống nhau của tổng thể. Các nhà toán học thường gọi là “self-similarity” ( tự giống nhau).

Một thị trường thường sẽ có xu hướng di chuyển theo hai sóng. Sóng thứ nhất là sóng 5, sóng thứ hai là sóng 3.

  • Mô hình sóng 5 thường được gọi bằng những cái tên khác như mô hình sóng đẩy hoặc mô hình sóng xung.
  • Trong ba sóng đẩy 1, 3 và 5, thì sóng 3 là sóng mở rộng.
  • Mô hình 3 sóng thứ hai được gọi là sóng hiệu chỉnh . Chữ A, B và C được sử dụng thay cho số để theo dõi hiệu chỉnh.
  • Sóng 1, 3 và 5, được tạo thành từ mẫu xung 5 sóng nhỏ hơn trong khi Sóng 2 và 4 được tạo thành từ mẫu điều chỉnh 3 sóng nhỏ hơn.
  • Có 21 loại mô hình điều chỉnh nhưng chúng chỉ được tạo thành từ ba hình thức rất đơn giản, dễ hiểu.
  • Ba mô hình sóng điều chỉnh cơ bản là zig-zags, mẫu phẳng Flat và mô hình tam giác.

Lý thuyết sóng Elliott

Có ba quy tắc chính trong Lý thuyết sóng Elliott khi ghi nhãn sóng:

  • Quy tắc 1: sóng ngắn nhất không bao giờ rơi vào sóng 3
  • Quy tắc số 2: Sóng 2 tuyệt đối sẽ không vượt ra khỏi điểm bắt đầu của sóng 1
  • Quy tắc số 3: Sóng 4 không đi vào vùng của sóng 1

Lý thuyết Gann

Lý thuyết Gann

Cha đẻ của lý thuyết này là William Delbert Gann (1878 – 1955). Ông là một chuyên gia về việc áp dụng toán học để phân tích thị trường, đồng thời cũng là một tác giả của những cuốn sách đầu tư có tiếng.

Ba công cụ giao dịch phổ biến nhất của Gann gồm:

  • The Gann angle (Gann grid)
  • Gann lines
  • Gann fans

Những công cụ này được tích hợp sẵn trên rất nhiều nền tảng giao dịch, trong đó có MT4.

Gann thích sử dụng toán học để giao dịch dựa vào thời gian. Các lý thuyết của ông được cụ thể hóa bằng những chỉ báo dưới dạng hình học (đường thẳng và góc), dựa vào các chỉ báo đó các nhà giao dịch có thể dự báo giá sẽ ở đâu vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Mô hình nến M và W của Merrill

Arthur A. Merrill (sinh năm 1906) vốn là một kỹ sư và quản lý của công ty General Electric nhưng đã chuyển hướng trở thành một nhà nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Ông nghiên cứu về các lý thuyết Dow, Sóng Elliott và lý thuyết Wyckoff rồi phát triển một phương pháp riêng của chính mình, thể hiện qua các mô hình giá chữ M và W.

Mô hình nến M và W của Merrill

Các mẫu mô hình chữ M và W có tên gọi như vậy chỉ đơn giản là chúng có cấu trúc hai đỉnh hoặc hai đáy. Các mô hình của Merrill phức tạp hơn so với các mô hình hai đỉnh và hai đáy thông thường, với tổng cộng 32 loại khác nhau, trong đó gồm 16 mẫu chữ M và 16 mẫu W nhưng ở các trạng thái không giống nhau.

Các mẫu M và W này luôn đi theo cặp, với một mẫu chữ M và một mẫu W đối xứng. Mỗi cặp lại có cấu trúc khác nhau và ý nghĩa cũng như cách sử dụng khác nhau. Việc nắm bắt hết được các mẫu này sẽ giúp nhà đầu tư nhìn thấy được rất nhiều cơ hội giao dịch trên thị trường.

Tham khảo thêm:

Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật trong trading

Phân tích kỹ thuật trong trading là một yếu tố rất quan trọng, để tìm ra ứng dụng của phương pháp phân tích kỹ thuật này, nhà đầu tư cần nắm chắc ba yếu tố khiến trường phái phân tích này không bao giờ là lỗi thời.

  • Phân tích kỹ thuật có thể có các công cụ báo động giá, cảnh báo sự xuyên thủng các ngưỡng an toàn này và thiết lập các ngưỡng an toàn khác, thường hay được thấy như thiết lập đỉnh giá mới thay đỉnh cũ, hoặc đáy mới thay đáy cũ. Điều này có thể giúp các nhà giao dịch nhận biết sớm sự thay đổi về giá, từ đó sẽ giúp họ có hành động mua hay bán kịp lúc sản phẩm mà họ phân tích.
  • Phân tích kỹ thuật có chức năng xác nhận, và mỗi công cụ trong phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ được kết hợp sử dụng với những phương pháp phân tích khác để xác nhận xu hướng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có một nhận định và cách nhìn khách quan hơn, từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn trong kế hoạch giao dịch của bản thân.
  • Phân tích kỹ thuật cùng với các công cụ dự báo còn có thể đưa ra dự đoán sớm cho tương lai, điều này giúp các nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. Với việc sử dụng các kết luận nhờ phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng và dự đoán giá cả của tương lai. Tuy nhiên, vì bản chất của phân tích kỹ thuật là thống kê giá của quá khứ; hay các chỉ báo kỹ thuật thường có một độ trễ nhất định, do đó các nhà đầu tư cần tính toán đến xác suất vì nó có thể sai.

Kết luận

Đối với thị trường Forex, thị trường của kiến thức và kinh nghiệm thì việc tìm hiểu và nắm chắc những phương pháp phân tích không phải là điều đơn giản. Những trường phái phân tích kỹ thuật trên sẽ giúp nhà đầu từ nhìn nhận được nhiều vấn đề trong thị trường, đồng thời dự báo cho các nhà đầu tư có cách áp dụng chính xác với chiến lược của mình. Chúc bạn thành công.

Related Posts

Leave a Comment