chungkhoan-quocte.com – Chiến lược giao dịch đảo chiều luôn đem lại nhiều khó khăn và lo lắng hơn so với chiến lược giao dịch thuận xu hướng. Khi bạn xác định đúng xu hướng và chọn được phương pháp đồng hành cùng xu hướng đó thì tỷ lệ nâng cao lợi nhuận của bạn có thể tăng ít nhất 50%. Trong giao dịch ngoại hối, xu hướng là bạn, vậy bạn đã thực sự hiểu về người bạn này hay chưa? Và cách xác định xu hướng dựa trên cấu trúc thị trường như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé.
Trong thị trường ngoại hối và giao dịch forex, việc nắm bắt đúng xu hướng cũng quan trọng như việc bạn đang ở cùng chiến tuyến với các ngân hàng, công ty đầu tư, tổ chức tín dụng,…mà không sợ sẽ trở thành một món đồ chơi của các composite man này. Việc am hiểu xu hướng sẽ giúp nhà giao dịch có thêm một vũ khí lợi hại để tự tin hơn.
Xu hướng Trend là gì?
Trend là những trào lưu, xu hướng được nhiều người quan tâm. Trong lĩnh vực marketing, việc xác định trend cực kỳ quan trọng.
Tương tự như trong thị trường đầu tư tài chính, khi xác định và nắm bắt rõ trend, nhà đầu tư thế đưa ra được quyết định đặt lệnh phù hợp theo đúng thị trường. Khi đó lợi nhuận có thể được tối ưu hóa.
Xu hướng thị trường là gì?
Xu hướng thị trường hay xu hướng (Market trend) là chuyển động của thị trường theo một hướng nhất định qua thời gian. Thị trường có 3 loại xu hướng:
- Xu hướng tăng(uptrend) là giai đoạn thị trường chuyển động tăng giá theo thời gian.
- Xu hướng giảm(downtrend) là giai đoạn thị trường chuyển động giảm giá theo thời gian.
- Xu hướng đi ngang(sideways) là giai đoạn thị trường chuyển động trong một vùng giá theo thời gian.
Khi xu hướng tăng (uptrend) kết thúc thì thị trường có thể chuyển sang xu hướng giảm (downtrend) hoặc xu hướng đi ngang (sideways), không nhất thiết sẽ là xu hướng cụ thể nào tiếp theo. Tương tự với loại xu hướng khác.
Phân tích cấu trúc xu hướng
Từng dạng xu hướng lại sở hữu một cấu trúc một riêng biệt. Cấu trúc của xu hướng bị phá vỡ thì xu hướng đó sẽ kết thúc. Có các kiểu cấu trúc xu hướng như sau:
- Cấu trúc của xu hướng tăng: Đỉnh giá trước luôn thấp hơn đỉnh giá sau. Đồng thời, đáy giá thiết lập sau cũng cao hơn đáy giá thiết lập trước đó. Nếu cấu trúc này chưa bị phá vỡ, giá chắc chắn vẫn tiếp tục tăng.
- Cấu trúc xu hướng giảm: Đỉnh giá trước luôn cao hơn đỉnh giá sau. Đồng thời, đáy giá thiết lập sau cũng thấp hơn đáy giá thiết lập trước đó. Giá thường vẫn dịch chuyển theo hướng giảm nếu cấu trúc xu hướng giảm chưa có dấu hiệu bị phá vỡ.
- Cấu trúc của xu hướng đi ngang: Đỉnh giá sau luôn xấp xỉ đỉnh giá trước. Đồng thời, đáy giá thiết lập sau cũng xấp xỉ đáy giá thiết lập trước đó.
Tuy nhiên nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, không phải lúc nào cũng tăng liên tục mà có từng thời điểm giá điều chỉnh giảm sau đó lại tăng. Tương tự với thị trường trong xu hướng giảm, đôi lúc giá điều chỉnh tăng rồi lại giảm trở lại.
Sự hình thành xu hướng và 3 giai đoạn của một xu hướng chính
Để xác định xu hướng hiệu quả, bạn phải hiểu được nguyên lý hình thành xu hướng.
Theo Lý thuyết Dow, một xu hướng tăng chính gồm có 3 giai đoạn hình thành: Giai đoạn tích luỹ, giai đoạn bùng nổ phát triển bền vững và giai đoạn cao trào quá mức. Với thị trường giảm thì sẽ có tên gọi lần lượt là giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn tuyệt vọng.
Giai đoạn tích lũy
Thị trường đi ngang trong một thời gian dài. Các thông tin trên thị trường chưa có những dấu hiệu quá tích cực hay quá tiêu cực. Những nhà đầu tư có nguồn vốn thấp đang cảm thấy chán nản, bán dần cổ phiếu của mình. Trong khi đó, một số nhà đầu tư khác đang mua dần vào, một phần vì họ có vốn dư thừa nhiều, một phần vì họ có tầm nhìn xa hơn, nhìn thấy những dấu hiệu tích cực trong tương lai sắp tới của thị trường.
Giai đoạn bùng nổ, hình thành xu hướng bền vững
Sau khi đã trải qua một giai đoạn dài đầy ức chế ở trạng thái tích lũy, khi nó có những dấu hiệu tích cực và khả quan một cách thực lực thì các nhà đầu tư bắt đầu mua vào và mua với một số lượng cổ phiếu ngày một lớn dần lên, đẩy giá cố phiếu đi lên nhanh chóng. Những người mà trước đó bị “nhỡ tàu” thì bây giờ cũng không thể chịu nổi khi là người đứng ngoài cuộc. Họ bắt đầu đổ tiền vào mua theo, và mua với số lượng lớn. Những người chưa từng đầu tư chứng khoán bao giờ cũng không thể kiềm chế được sức hấp dẫn của lơi nhuận. Họ cũng đổ tiền vào mua theo, tạo đà cho một xu hướng tăng mạnh.
Giai đoạn cao trào quá mức
Giai đoạn này hầu hết các tin tức đưa ra đều là tin tốt, kích thích các nhà đầu tư đổ tiền mua vào. Mọi người mua bán như không suy nghĩ và không còn ý thức được giá trị thực của cổ phiếu là gì, cảm giác như cứ mua là giá lên. Lúc này xu hướng rất mạnh, giá tăng gần như dựng đứng và sẽ đổ sập bất cứ khi nào.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này thì có một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư đã tích lũy được một số lượng cổ phiếu lớn trước đó, bây giờ bắt đầu manh nha phân phối dần. Một số khác có sự nghi ngờ xu hướng của thị trường và đã chuẩn bị tâm lý bán.
Lý thuyết Dow cho rằng sau giai đoạn cao trào quá mức sẽ là giai đoạn phân phối, rồi đến giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn hoảng loạn. Xu hướng bắt đầu đảo chiều và kết thúc.
Hướng dẫn cách xác định xu hướng theo cấu trúc xu hướng thị trường
Tất cả nhà đầu tư đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xác định xu hướng thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đưa ra dự đoán chính xác. Mọi phán đoán đầu tư hầu như chỉ mang tính tương đối.
Tuy nhiên nếu biết nắm chắc cấu trúc xu hướng, đồng thời kết hợp với các công cụ kỹ thuật, nhà đầu tư vẫn có thể nắm bắt được xu hướng giá trong tương lai.
Xác định xu hướng thị trường dựa vào đặc điểm cấu trúc xu hướng
Bước 1: Phân tích giá trong quá khứ
Trước khi giá thiết lập ở đỉnh A và đáy B, dễ thấy rằng thị trường đang bị chi phối bởi đà giảm giá. Lúc này, cấu trúc xu hướng Downtrend đã tương đối rõ nét, giá đồng loạt tạo đỉnh và đáy thấp hơn.
- Tại vị trí đỉnh A: Hầu như giá vẫn bị đà giảm giá chi phối. Vì đỉnh A có thể vượt đỉnh giá gần nhất trước đó.
- Tại vị trí đáy B: Giá ở đáy B đã cao hơn mức gần nhất trước đó tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn lắm. Đây là tín hiệu cho biết bên bán đã bắt đầu đuối sức. Thế nhưng, bên bán vẫn đủ lực để duy trì xu hướng.
- Tại vị trí đỉnh C: Giá đã thiết lập một đỉnh mới vượt qua đỉnh A. Khi đó, cấu trúc của xu hướng Downtrend đã bị phá vỡ.
- Tại vị trí đáy D: Ngay sau khi thiết lập đỉnh C, giá lại bắt đầu giảm hình thành đáy D. Mức giá ở đáy D không thấp bằng đáy B. Kết hợp với đỉnh C vẫn cao hơn đỉnh A, diễn biến trong giai đoạn từ đỉnh A đến đáy D vẫn phù hợp với đặc điểm cuộc cấu trúc xu hướng tăng giá. Mọi người có thể xem đây là giai đoạn tích lũy một xu hướng Uptrend.
- Tại vị trí đỉnh E: Ngay sau khi thiết lập giá ở đáy D, giá lại bật tăng và tạo đỉnh E. Tuy nhiên mức giá ở đỉnh E vẫn bằng đỉnh C đã thiết lập trước đó. Các nhà giao dịch không nên xem đây là điều quá bất thường. Bởi trong giai đoạn tích lũy của một xu hướng Uptrend, giá có thể diễn biến sang ngang tạo thành một xu hướng Sideway chấm dứt Downtrend. Xu hướng đi ngang này đã bị giới hạn bởi đường kháng cự đi qua đỉnh C, E và đường hỗ trợ chạy qua đáy B.
Bước 2: Dự đoán các tình huống có thể xảy ra
Khi đã xác định được cấu trúc xu hướng, bạn hãy tiếp tục tự đoán các tình huống có thể xảy ra. Tại đây chúng ta vẫn lấy điểm F đại diện cho mức giá hiện tại. Theo dự đoán sẽ có 3 tình huống có thể xảy ra.
- Thứ nhất: Giá sẽ vượt qua mức kháng cự CG. Thị trường khi đó sẽ chuyển hoàn toàn sang xu hướng tăng khởi đầu cho giai đoạn bùng nổ. Trong bối cảnh này, nhà giao dịch nên đặt lệch mua là lý tưởng nhất bởi giá thể tiếp tục tăng.
- Thứ hai: Giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ BH và tiếp tục đi xuống. Nếu tình huống này xảy ra, nhà giao dịch không nên vội vàng cho rằng thị trường đã bước vào xu hướng giảm giá. Thay vào đó, hãy tiếp tục quan sát từ bên ngoài và tìm thêm tín hiệu cụ thể hơn. Khi nhận thấy giá đã vượt khỏi vùng hỗ trợ điều chỉnh tăng sau đó tiếp tục giảm, xu hướng Downtrend mới chính thức được xác lập. Lúc này, nhà giao dịch nên đặt lệnh bán ra để bảo toàn lợi nhuận.
- Thứ ba: Giá chỉ dao động khu vực hỗ trợ và kháng cự. Lúc này, thị trường vẫn đang trong thời kỳ tích lũy của xu hướng Uptrend. Nhà giao dịch nên chờ đợi thêm tín hiệu đảo chiều sau đó đặt mua. Nếu thị trường vẫn tiếp tục xu hướng đi ngang, nhà giao dịch hãy lựa chọn giao dịch tại khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ của xu hướng.
Tương ứng với mỗi tình huống có khả năng xảy ra mà nhà giao dịch nên kết hợp thêm với công cụ chỉ báo. Có như vậy kết quả dự đoán mới thực sự chính xác.
Xác định xu hướng thị trường dựa vào các chỉ báo, công cụ kỹ thuật khác
Đối với cách xác định xu hướng thị trường dựa vào cấu trúc xu hướng như trên, nhà giao dịch chỉ cần sử dụng công cụ duy nhất là biểu đồ giá trơn. Đây là cách đơn giản nhất, nhưng với cách này, bạn không thể tìm ra các điểm vào lệnh mặc dù đã xác định được hướng giao dịch.
Tuy nhiên, trong hệ thống tất cả các công cụ phân tích kỹ thuật, có một số công cụ vừa xác định được xu hướng thị trường, vừa cung cấp các tín hiệu vào lệnh hiệu quả. Trong đó, đường xu hướng trendline, kênh giá, đường trung bình động MA, chỉ báo xác định xu hướng ADX, chỉ báo MACD và xác định dựa vào đỉnh, đáy là những công cụ được nhiều trader ưa thích sử dụng nhất và tính hiệu quả cũng thuộc top cao nhất.
- Trendline và Kênh giá
Trendline là công cụ cơ bản nhất dùng để xác định xu hướng của thị trường. Đường trendline tăng đi qua các đáy và trendline giảm đi qua các đỉnh của một xu hướng, xu hướng sẽ bị phá vỡ khi giá vượt ra khỏi trendline.
Bằng việc vẽ thêm các đường thẳng song song và đi qua các đỉnh hoặc đáy của các đường trendline, chúng ta sẽ có được kênh giá (price channel) của xu hướng. Kênh giá xác định phạm vi mà giá sẽ dao động trong xu hướng tăng hoặc giảm đó, nếu giá vượt ra khỏi phạm vi của kênh giá, thị trường sẽ hình thành một xu hướng mới.
Theo như hình minh họa trên đây, khi kênh giá chính thức bị phá vỡ, một xu hướng Downtrend lập tức xuất hiện.
- Đường trung bình động MA
MA là chỉ báo xác định xu hướng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thay vì nhìn giá chuyển động lên xuống một cách loạn xạ thì đường MA chuyển động mượt mà hơn, giúp nhà giao dịch xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Bằng việc quan sát vị trí của giá so với đường MA hoặc vị trí giữa các đường MA với nhau, nhà giao dịch có thể xác định được xu hướng hiện tại của thị trường, và giao dịch thuận xu hướng là một trong những chiến lược giao dịch hiệu quả nhất với MA.
Ngoài ra đường trung bình động MA cũng đảm nhiệm vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự trong một xu hướng. Dựa vào đó, nhà giao dịch có thể lựa chọn giao dịch thuận theo xu hướng hoặc chờ đợi một điểm đảo chiều rồi mới bắt đầu giao dịch.
Việc giao dịch dựa theo điểm đảo chiều sẽ khá mạo hiểm với những nhà giao dịch mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi không dễ để xác định chính xác khi nào thị trường mới bắt đầu đảo chiều.
- Chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX là công cụ hữu ích cho phép đo lường độ mạnh yếu của một xu hướng. Chỉ báo giao động ADX gồm 2 bộ phận cơ bản. Bao gồm đường ADX dịch chuyển quanh khu vực từ không đến 100 giúp xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Thành phần còn lại là đường +/-DI giữ nhiệm vụ xác định xu hướng.
- Xác định xu hướng thị trường dựa vào các đỉnh và đáy
Trong nhiều trường hợp bạn có thể nối các đỉnh lại với nhau hoặc nối các đáy lại với nhau để tạo thành một đường xu hướng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp đỉnh và đáy không nằm trên một đường thẳng khiến cho việc sử dụng đường xu hướng có vẻ hơi khó khăn. Tuy nhiên, bạn sẽ có thêm một cách nhìn trực quan nữa để xác định xu hướng thị trường đó là:
Nếu các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước liên tiếp và các đáy sau thấp hơn đáy trước liên tiếp thì giá có xu hướng giảm.
Ngược lại, nếu các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước liên tiếp và các đáy sau cao hơn các đáy trước liên tiếp thì giá có xu hướng tăng.
- Sử dụng chỉ báo MACD để xác định xu hướng thị trường
Khi đường MACD cắt đường 0 từ trên xuống sẽ cho dấu hiệu xu hướng giá xuống. Ngược lại, khi MACD cắt đường 0 từ dưới lên thì đó là dấu hiệu thị trường sắp có xu hướng tăng.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với dấu hiệu phân kỳ giữa MACD và đường giá để xác định điểm đảo chiều xu hướng.
Kết luận
Xu hướng là hướng đơn giản dịch chuyển của giá và Uptrend, Downtrend và Sideway là 3 dạng xu hướng cơ bản. Nếu bạn giao dịch thuận xu hướng đúng cách thì tỷ lệ thắng của bạn lên đến 50%. Để xác định xu hướng, các nhà giao dịch thường dựa vào chính cấu trúc của xu hướng đỏ hoặc kích thực hành việc sử dụng các công cụ chỉ bảo kỹ thuật. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi bị phân vân không biết thị trường đã hình thành xu hướng mới chưa hay mới chỉ là sự điều chỉnh tạm thời của xu hướng hiện tại. Thì các nhà đầu tư sử dụng nhiều chỉ báo sẽ có sự khẳng định tín hiệu mạnh mẽ hơn.
Với những thông tin mà bài viết này đã mang lại, hy vọng các nhà đầu tư sẽ vận dụng tốt vào trong những giao dịch thực tiễn của mình. Mặc dù đây chỉ là những kiến thức căn bản nhất, có thể giúp các nhà đầu tư nắm vững hơn về xu hướng thị trường, từ đó có thể tiến xa hơn trong việc thấu hiểu người bạn này.