Thị trường Forex luôn biến đổi, do đó có rất nhiều mô hình diễn ra trên thị trường này, trong đó có một số mô hình vốn dĩ đã quen thuộc nhưng cũng có một số mô hình khá lạ lẫm với nhiều nhà giao dịch, đặc biệt là những trader mới. Một trong số đó chính là mô hình cốc tay cầm. Đây là một mô hình khá mạnh thường được sử dụng để bắt các xu hướng mạnh, đem đến những khoản lợi to lớn. Bài viết hôm nay sẽ cùng chungkhoan-quocte.com các nhà giao dịch tìm hiểu về mô hình cốc tay cầm này, cũng như cách giao dịch hiệu quả với mô hình nhé.
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm là dạng mô hình tiếp diễn, đánh dấu một giai đoạn củng cố, sau khi bứt phá sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu. Mô hình này có kết cấu giống hệt cốc uống trà có tay cầm, trong đó phần cốc có dạng bầu tròn hoặc giống chữ “U” và tay cầm sẽ hơi lệch nhẹ.
Có 2 dạng mô hình cốc tay cầm gồm: cốc tay cầm thuận và cốc tay cầm nghịch.
Cấu trúc mô hình cốc tay cầm
Giống như tên gọi, mô hình cốc tay cầm có 2 phần chính gồm: cốc và tay cầm.
- Phần cốc: Cổ phiếu sau một chuỗi giảm giá đã có dấu hiệu tạo đáy và bắt đầu đi lên tạo thành hình chiếc cốc (Giống hình chữ U, đôi khi là V)
- Phần tay cầm: Sau khi giá tăng lên đến vùng đỉnh cốc, sẽ có nhiều nhà giao dịch bắt đầu bán ra để thu lợi nhuận hoặc hòa vốn. Lúc này giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung cạn dần, phe mua thắng thế, giá cổ phiếu vượt khỏi phần tay cầm. Lúc này mô hình cốc tay cầm được hoàn thành.
Đặc điểm hình thành mô hình cốc tay cầm
Phần cốc
- Phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%, trước khi hình thành khu vực bên trái cốc. Đây là điều kiện rất quan trọng, bởi mô hình cốc tay cầm là mô hình tiếp diễn xu hướng, do đó cần có một đợt tăng giá trước đó (tối thiểu 30%, thậm chí là 50%, 100%…)
- Thời gian hình thành mô hình từ 7 đến 65 tuần. Thông thường là 3- 6 tháng.
- Tỷ lệ điều chỉnh từ đỉnh cốc – đáy cốc hay độ sâu của cốc khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. Còn những mô hình thất bại thường có tỷ lệ điều chỉnh từ đỉnh cốc – đáy cốc vượt quá 50%.
- Độ tin cậy của đáy cốc hình chữ” U” cao hơn hình chữ “V”.
- Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau
Phần tay cầm:
Có thời gian từ 1-2 tuần. Đây là một đợt điều chỉnh nhằm loại bỏ bớt các nhà đầu tư “non gan” trước một đợt tăng giá chuẩn bị diễn ra
Volume trong phần tay cầm phải nhỏ (quan trọng), thanh khoản cạn kiệt thì càng tốt. Điều này cho thấy không còn ai muốn bán nữa. Giá điều chỉnh chặt chẽ với khối lượng thấp là một chỉ báo tốt
Cũng có một số trường hợp không xuất hiện phần tay cầm, cổ phiếu tăng luôn không có giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, mẫu hình không có tay cầm thường có tỷ lệ thành công thấp hơn.
Phần tay cầm nằm ở nửa trên của chiếc cốc và nằm trên MA200. Mô hình sẽ có khả năng thất bại cao nếu không thỏa mãn hai tiêu chí trên.
Thông thường tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm từ 10-15% tính từ đỉnh tay cầm, trừ khi cổ phiếu tạo nên một cái cốc rất lớn.
Điểm break out khỏi phần tay cầm: Khối lượng tăng 40%-50% so với mức trung bình các phiên trước đó.
Nguyên nhân mô hình cốc tay cầm được hình thành
Tham khảo thêm:
- Mô hình nến cơ bản mà trader cần phải nắm
- Các trường phái phân tích kỹ thuật trong Forex
- Tick volume là gì? Sự khác biệt giữa tick volume trong Forex với khối lượng giao dịch thông thường?
Mô hình cốc tay cầm xuất hiện ở cả những khung thời gian nhỏ như biểu đồ một phút và trong các khung thời gian lớn như biểu đồ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Nó xảy ra khi có một đợt sóng giảm giá, sau đó là thời kỳ ổn định, tiếp đến là đợt phục hồi có quy mô tương đương với đợt giảm trước đó. Nó tạo ra hình chữ U hay còn gọi là “cốc”. Sau đó, giá sẽ đi ngang hoặc đi xuống trong một kênh — tạo thành chốt. Tay cầm cũng có thể có dạng hình tam giác.
Tay cầm cần nhỏ hơn cốc, vị trí lý tưởng nhất của tay cầm chính là ở phía trên 1/3 cốc, và tay cầm không được thả vào nửa dưới của cốc. Ví dụ: nếu một chiếc cốc có giá từ $ 99 đến $ 100, thì tay cầm phải từ $ 100 đến $ 99,50 và lý tưởng là từ $ 100 đến $ 99,65. Nếu tay cầm quá sâu và nó xóa hầu hết lợi ích của chiếc cốc, thì hãy tránh giao dịch theo mô hình.
Biểu đồ cốc tay cầm có thể báo hiệu mô hình đảo chiều hoặc mô hình tiếp tục. Mô hình đảo chiều xảy ra khi giá đang trong xu hướng giảm dài hạn, sau đó hình thành một cái cốc và tay cầm để đảo ngược xu hướng và giá bắt đầu tăng. Mô hình tiếp tục xảy ra trong xu hướng tăng; giá đang tăng, hình thành một cái cốc và một cái tay cầm, và sau đó tiếp tục tăng.
Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm
Phương pháp giao dịch với mô hình cốc tay cầm được đánh giá là khá đơn giản bởi nhà đầu tư chỉ cần xác định chuẩn thời điểm vào lệnh buy là đã giải quyết được 80% vấn đề.
Cụ thể, để vào một lệnh mua, nhà giao dịch có thể thực hiện theo hai cách sau đây:
Cách 1: Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, đây là cách giao dịch phổ biến với mô hình cốc tay cầm. Vị trí lý tưởng để cài lệnh buy trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao mô hình.
Cách 2: Vào lệnh ngay khi giá breakout ra khỏi vùng tay cầm. Tại thời điểm này giá sẽ tăng lên vô cùng mạnh nên nhà giao dịch có thể không cần đặt chốt lời (take profit). Phương pháp này được cho là khá an toàn và đem lại mức sinh lời ổn cho các trader.
Tiếp theo, nhà giao dịch đặt stop loss tại vị trí phía dưới đáy của tay cầm. Tuy nhiên đây là theo lý thuyết, cắt lỗ như vậy thì khả năng rủi ro sẽ cao hơn. Do đó, theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm, trader nên đặt stoploss tại mức giá đóng cửa của cây nến có volume lớn nhất.
Kết luận
Bài viết trên đã giới thiệu đến các nhà giao dịch những chi tiết về mô hình cốc tay cầm. Hy vọng thông qua bài viết này mỗi nhà giao dịch theo phong cách Price action có thể biết thêm một mô hình giao dịch, qua đó xác định xem nó có phù hợp với phong cách của mình hay không nhé.