ROE là gì? Cách tính ROE? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

by admin

Market vn – Một trong những chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp thường được các nhà giao dịch sử dụng chính là chỉ số ROE. ROE được biết đến với vai trò đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời thông qua chỉ số này, nhà giao dịch có thể nhận diện được lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vậy nên hiểu về chỉ số ROE như thế nào? Và chỉ số này bao nhiêu là tốt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì?

ROE (Return On Equity) là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn. Nhà giao dịch có thể hiểu đơn giản, ROE chính là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp hay đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

Công thức tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE được tính theo công thức sau:

Công thức tính chỉ số ROE

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế phản ánh tổng lợi nhuận thuần sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Lợi nhuận sau thuế được thể hiện ở Mã 60 tại Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính và Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ tài chính.
  • Vốn chủ sở hữu phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp, như: Vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, chênh lệch tỷ giá hối đoái.
  • Vốn chủ sở hữu được thể hiện ở Mã 400 tại Bảng cân đối kế toán tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính và Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ tài chính.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.

Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được các nhà giao dịch ưa chuộng hơn. Tất nhiên, những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.

Khi đánh giá ROE, nhà giao dịch cũng nên đánh giá điều sau :

  • ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
  • ROE > Lãi vay ngân hàng: phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.
  • Không chỉ vậy, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao. Tóm lại: ROE = hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả và ngược lại. Khi ROE mang giá trị dương tức là doanh nghiệp làm ăn có lãi, ngược lại nếu ROE mang giá trị âm chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0.

Hiện nay chưa có khẳng định chung về giá trị cụ thể của ROE để được đánh giá là tốt. Tuy nhiên theo quan điểm của một số nhà đầu tư như Warren Buffett hay Wiliam O’Neil thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi ROE >= 15% và giá trị này được duy trì ít nhất 3 năm liên tiếp.

Ngoài ra, nhà giao dịch có thể xem xét thêm nhiều yếu tố như: so sánh với lãi suất ngân hàng và các doanh nghiệp cùng ngành, để nhận định giá trị ROE của doanh nghiệp có tốt hay không.

Ví dụ trong cùng ngành, doanh nghiệp có chỉ số ROE nhỏ hơn 15% nhưng lại lớn hơn các doanh nghiệp khác thì cũng có thể đánh giá chỉ số ROE của doanh nghiệp là tốt. Bên cạnh đó, ngành nghề khác nhau thì có xu hướng đầu tư vốn chủ sở hữu khác nhau, từ đó có những tiêu chuẩn về ROE cũng khác nhau.

Tóm lại, việc xác định chỉ số ROE có tốt hay không cần phải được đánh giá ở nhiều khía cạnh để đưa ra nhận định đúng đắn.

Những lợi ích và hạn chế của chỉ số ROE

Những lợi ích và hạn chế của chỉ số ROE

Tham khảo thêm:

Lợi ích của việc tính toán chỉ số ROE

Việc tính toán được chỉ số ROE có một số lợi thế như sau:

  • Phác thảo rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn chủ sở hữu.
  • Nó giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.

Hạn chế của chỉ số ROE

Một số hạn chế chính của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là:

  • Nó có thể gây hiểu lầm trong trường hợp các công ty mới có yêu cầu vốn cao trong những ngày đầu tiên dẫn đến ROE thấp hơn.
  • ROE có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng các lưu ý kế toán khác nhau. Như tăng tuổi thọ dự án, giảm tỷ lệ khấu hao,…

Tuy chỉ số ROE có một vài hạn chế kể trên, nhưng nó vẫn là một chỉ số thông dụng được các nhà đầu tư sử dụng để tính toán khả năng sinh lời của một công ty.

Một số lưu ý về chỉ số ROE

Nhà đầu tư không được coi trọng quá mức chỉ số ROE, cần kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để được hiệu quả tốt hơn.

  • Chỉ số ROE  hoàn toàn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE, khi đó nhà giao dịch sẽ dễ bị lừa khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu.
  • Vẫn có nhiều phân khúc khác để đầu tư, không nhất thiết phải có chỉ số ROE cao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về chỉ số ROE, công thức tính ROE và ý nghĩa của nó. Hy vọng các nhà giao dịch đã năm rõ về chỉ số ROE thông qua bài viết trên. Dựa vào đó vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu của mình.

[sc name=”internallink” ][/sc]

Related Posts

Leave a Comment